
Maria Sharapova giải nghệ, Serena Williams sa sút phong độ và Eugenie Bouchard suýt soát “đội sổ” bảng xếp hạng. Tennis nữ trở nên nhàm chán hơn bao giờ hết. Lúc này, Dayana Yastremska, người đẹp tennis người Ukraina xuất hiện trong tầm mắt người hâm mộ. Yastremska có thân hình đẹp chẳng kém người mẫu cũng như thực lực không đến nỗi nào. Mỹ nhân tennis đã thổi một làn gió mới vào giới banh nỉ. Song, chẳng được bao lâu thì thế giới quần vợt đã xôn xao bởi các tin đồn với độ tai tiếng đủ để đưa sự nghiệp của cô “đi vào lòng đất”.
Người đẹp tennis nổi điên với thông tin “dính doping vì làm chuyện ấy”
Người đẹp 20 tuổi là một trong những vận động viên quần vợt thú vị nhất hiện nay. Cô từng suýt lọt vào top 20 thế giới với ngôi vị số 21. Tuy nhiên giờ Yastremska trôi ra ngoài top 30 (hiện đang giữ hạng 33).
Sở dĩ tay vợt này tụt hạng vì gặp nhiều biến cố liên tiếp. Covid-19 làm ảnh hưởng tới lịch thi đấu. Tay vợt người Ukraina còn dương tính với virus. Chưa dừng lại ở đó, tháng 12/2020 cô bị xác định dương tính với doping (chất cấm).
Dayana khẳng định cô chỉ bị nhiễm chất cấm theo cách thụ động và gửi đơn kháng án. Tuy nhiên, cả Liên đoàn quần vợt quốc tế (ITF) và Tòa án trọng tài thể thao (CAS) đều bác bỏ đơn.
Để khẳng định sự vô tội dù không được đăng ký thi đấu tại Australian Open tháng 1/2021. Cô vẫn tới Úc để hy vọng được thi đấu nhưng điều này là hoàn toàn vô nghĩa.
“Sóng gió này chưa qua, cơn sóng khác lại ập tới”. Mới đây nữ tay vợt 20 tuổi lại nổi điên vì bị bạn trai “đặt điều”. Bạn trai cũ của Yastremska tuyên bố rằng bố của cô nàng đã yêu cầu anh phải “nhận lỗi” và làm chứng với ITF rằng đã khiến con gái ông dính doping thông qua “chuyện ấy”. Thông tin này được trang Spiegel dẫn lời từ phát biểu trên Instagram của bạn trai cũ Yastremska.
Cô quyết định kiện những người đã tung thông tin thất thiệt về chuyện “lây doping qua đường tình dục”
Trả lời báo Spiegel, Yastremska nói rằng đây là câu chuyện bịa đặt. “Tôi có thể khẳng định chắc chắn rằng câu chuyện là không đúng sự thật. Nó có tính chất bôi nhọ chúng tôi. Các luật sư của tôi sẽ liên hệ để làm rõ thông tin này trong thời gian tới”.
Nữ tay vợt 20 tuổi sẽ kiện những người phát tán tin “cô và bố nói bị dính doping thông qua “chuyện ấy” với bạn trai cũ”. Bởi điều đó là không đúng sự thật.
Ở chiều ngược lại, Jannik Schneider, nam nhà báo đưa tin trên trang Spiegel một lần nữa khẳng định mình đã đưa tin chính xác. “Người yêu cũ của Dayana nói rằng bố cô ấy đã yêu cầu anh ta nhận lỗi về việc nữ tay vợt dương tính doping. Bằng cách nào? Lây truyền qua đường tình dục! Ác ý hay sự thật? Theo thông tin của chúng tôi, Yastremska cũng nói như vậy trong những phiên điều trần ITF đầu tiên”.
Hai bên đều có lý lẽ bằng chứng của riêng mình. Vì thế vụ kiện này còn nhiều chi tiết đáng chú ý khi được đưa ra xét xử.
Ngã ngửa người đẹp tennis được nhận 2,25 euro khi thi đấu giải quốc tế tại Czech
Phần thưởng cho tay vợt tham dự giải tennis tại Cộng hòa Czech chỉ đủ mua cốc cafe. Người hâm mộ quần vợt tỏ ra vô cùng bức xúc.
Một tay vợt chuyên nghiệp sẽ phải tự túc lo chi phí ăn ở, di chuyển và khi phải thi đấu nước ngoài gánh nặng về kinh tế là rất lớn. Do đó khi thi đấu nếu không giành được kết quả tốt sẽ bị âm tiền.
Mới đây Sara Cakarevic, nữ tay vợt 24 tuổi người Pháp đã tường thuật lại câu chuyện “dở khóc dở cười” về tiền thưởng giải đấu. Tay vợt hạng 410 thế giới phải di chuyển từ Pháp sang Cộng hòa Czech tham dự vòng loại giải quần vợt thế giới của ITF (Liên đoàn Quần vợt thế giới). Kết thúc giải cô nhận được số tiền ít ỏi.
Dù thi đấu đầy nỗ lực, song Cakarevic vẫn thất bại trước đối thủ hạng 291 thế giới Paula Ormaecha (Argentina). Tỉ số lần lượt là 1-2 (7-5, 3-6, 8-10). Khi trở về nước, người đẹp tennis 24 tuổi bức xúc chia sẻ khi chỉ nhận được số tiền vỏn vẹn… 2 euro + 25 xu.
Cakarevic hậm hực viết trên trang cá nhân: “2 euro và 25 xu: đó là những gì tôi nhận được khi thất bại 8-10 trong loạt đấu tie-break trước đối thủ xếp trên mình hơn 100 bậc… Cảm ơn ITF cho ly cà phê miễn phí”.
Sự chênh lệch do thứ hạng
Nỗi bức xúc của tay vợt Pháp là một thực tế mà các tay vợt có thứ hạng ngoài top 100 phải đối mặt. Họ có thu nhập thấp hơn nhiều so với các tay vợt ở top trên. Sự chênh lệch về tiền thưởng ở các sự kiện là thứ không thể nào xóa nhòa.
Ở nhóm các tay vợt top trên chỉ cần được tham dự Grand Slam, mỗi tay vợt cũng đút tủi khoảng hơn 50.000 USD, nếu tiến sâu hơn họ sẽ giành thêm số tiền ấn tượng hơn nhiều. Theo Sport & Business, thu nhập hàng năm tay vợt xếp hạng ngoài 150 đạt trung bình 75.000 đô la (63.000 euro), tức là chỉ hơn 1 chút so với việc 1 tay vợt top 100 được tham dự Grand Slam.
Vào tháng 5/2020, tay vợt người Pháp, Jules Marie, hạng 228 ATP chia sẻ với trang Sportacaen rằng: “Chúng tôi làm mọi cách để giảm thiểu chi phí. Nếu có một chuyến bay rẻ hơn 100 euro nhưng di chuyển lâu hơn 3 giờ tôi cũng chấp nhận, và tôi từng đi những chuyến bay như vậy”.
Nguồn: 24h.com.vn